Lý giải những kiêng kị “mây mưa” vào ngày rằm, mùng một

Ngoài ra, ngày 5/5 gọi là “Ngày ngũ độc”, 9/9 là “Ngày cửu độc” đều có vấn đề về mặt âm dương nên kiêng kị “hành sự”.

1. Vì sao kiêng kị “mây mưa” vào ngày rằm, mùng một?

Ngày đầu tháng (mùng 1) và ngày giữa tháng (rằm) là thời điểm “nguyệt khuếch khuy không”, nguyệt thuộc âm, lúc này âm hư, tức âm dương mất cân bằng, không tốt cho chuyện phòng the, cũng như sẽ mang tới những điều xui rủi.


Sách “Tố Nữ Kinh” có viết: “Cấm kỵ giao hợp vào những ngày mùng 1,ngày rằm, ngày cuối tháng âm lịch, phạm vào những cấm kỵ này khi sinh con cái ra sẽ bị thương tổn, còn mình thì tổn hao nguyên khí, trong mình lúc đó bị giục hỏa thiêu trung nghĩa là hỏa thị dục thiêu đốt tâm can nên nước tiểu phát ra có màu đỏ hay màu vàng đậm nhiều khi mang thêm bệnh di tinh, giảm tuổi thọ”.

Kiêng chuyện chăn gối vào ngày rằm và mùng một là theo quan điểm Nho giáo. Họ cho rằng, ngày đầu tháng, đầu năm cần sạch sẽ. Vì thế, không chỉ kiêng kị tình dục mà còn phải kiêng cả sát sinh…

Tuy nhiên, theo quan điểm thời nay, “yêu” vào ngày nào không quan trọng. Vấn đề ở đây là sức khỏe của người trong cuộc. Nếu cả hai hoàn toàn khỏe mạnh, có cảm hứng “xông trận” thì mọi thứ vẫn diễn ra tốt đẹp như những ngày bình thường khác. Đứa trẻ được sinh ra từ hai cơ thể khỏe mạnh, cảm xúc thăng hoa như thế cũng sẽ mạnh khỏe, không hề có vấn đề gì trước và sau khi thụ thai.

2. Ngày “Ngũ độc, Cửu độc” có cần kiêng “yêu”?

Ngoài ra, ngày 5/5 gọi là “Ngày ngũ độc”, 9/9 là “Ngày cửu độc” đều có vấn đề về mặt âm dương nên kiêng kị “hành sự”.

Tháng 5 âm lịch còn gọi là tháng trăng độc, ngày 5/5 âm dương tranh đấu, âm thắng dương, mang tới điều xui rủi về ma quỷ, tà khí, dịch bệnh…

Ngày 9 tháng 9 còn gọi là tết Trùng Dương, thời điểm dương khí thịnh, lấn át âm khí, gây mất cân bằng âm dương. Vì thế, “yêu” trong ngày này là điều cấm kị, tổn hại cho sức khỏe và tinh lực của cả nam và nữ.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *